Khách sạn ở Florence
Review những khách sạn ở Florence, những địa điểm lý tưởng để bạn sử dụng dịch vụ lưu trú cùng những dịch vụ tốt nhất.
Review những khách sạn ở Florence, những địa điểm lý tưởng để bạn sử dụng dịch vụ lưu trú cùng những dịch vụ tốt nhất.
Những Khách Sạn 3, 4 SAO ở TPHCM tốt để khách nước ngoài lưu trú. Dịch vụ hiện đại, không gian chuyên nghiệp, lịch sự.
Cập nhật thông tin về lĩnh vực Du lịch, Nhà Hàng, Khách Sạn tại Florence và TPHCM để lịp thời cung cấp thông tin đến khách du lịch
Giám sát khách sạn là vị trí đáng mơ ước của các bạn trẻ sau nhiều năm nỗ lực theo đuổi công việc trong ngành Khách sạn. Tuy nhiên, vị trí này lại có những yêu cầu rất cao về kiến thức và kinh nghiệm vì mọi quyết định của người Giám sát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Cơ cấu tổ chức khách sạn bao gồm nhiều bộ phận khác nhau (Lễ tân, Buồng phòng, Hỗ trợ khách hàng…), mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một chức năng nhất định nhằm đem lại hiệu quả cho quá trình vận hành khách sạn. Tuy nhiên, các bộ phận này luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau trong việc phối hợp, hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất.
Để quá trình phối hợp giữa các bộ phận này diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần có một giám sát chung. Đây sẽ là người trực tiếp theo dõi, quản lý và điều hành mọi hoạt động của các bộ phận khách sạn. Đồng thời, Giám sát khách sạn còn phối hợp với ban lãnh đạo đưa ra những chiến lược phát triển khách sạn đúng đắn.
Giám sát khách sạn hay còn gọi là supervisor được khá nhiều bạn trẻ quyết tâm theo đuổi sau 2-3 năm vào nghề. Tại vị trí này, các bạn sẽ trực tiếp theo dõi và có tầm nhìn quản lý sâu rộng về sau.
Vị trí Giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng trong các chiến lược kinh doanh khách sạn
(Ảnh: Nguồn Internet)
Giám sát khách sạn (Hotel supervisor) ít khi có mặt tại phòng làm việc mà họ dành tất cả thời gian để tương tác với nhân viên ở các cấp khác nhau trong khách sạn nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động đang diễn ra chính xác.
• Khi quản lý vắng mặt, giám sát điều hành cuộc họp giao ca đảm bảo những hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra đúng quy trình.
• Cố gắng giải quyết những vấn đề phát sinh trong ca (ví dụ: thắc mắc hay phàn nàn của khách, hiệu quả công việc của nhân viên,…)
• Thống kê các dữ liệu và thông tin trong ca làm việc để chuyển tải tới ca tiếp theo
• Giải quyết những mối bất thường trong phạm vi quyền hạn trong quá trình làm việc
• Giám sát việc bảo trì các thiết bị dịch vụ, giám sát dịch vụ và nhân viên.
• Hướng dẫn và điều hành nhân viên phục vụ theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ và khu vực làm việc được phân công.
• Phối hợp với các giám sát khác và quản lý về nhân lực, kế hoạch hoạt động và phát triển của bộ phận
• Kết hợp với các giám sát khác và quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh và kế hoạch đạt được chỉ tiêu đã đề ra
• Hướng dẫn nhân viên tuân thủ chính xác những yêu cầu, thủ tục, quy trình phục vụ…
Công việc của một Giám sát khách sạn đòi hỏi sự chuyên nghiệp và chính xác cao
(Ảnh: Nguồn Internet)
• Có kiến thức chuyên môn sâu rộng về ngành Du lịch – Khách sạn
• Tầm nhìn chiến lược để định hướng phát triển khách sạn đúng đắn
• Khả năng quản lý, điều hành và giám sát nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách sạn
• Khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt để đón tiếp khách hàng hay đối tác quốc tế
• Tinh thần trách nhiệm cao và chịu được áp lực công việc
• Kinh nghiệm làm việc (ít nhất 3 năm tại) các vị trí tương đương tại các khách sạn qui mô 3 sao trở lên
Vị trí này hiện nay đòi hỏi vốn kiến thức cùng kinh nghiệm chuyên sâu
(Ảnh: Nguồn Internet)
Bạn thấy đó công việc của một Giám sát khách sạn không hề đơn giản chút nào. Tuy nhiên, đây thật sự một vị trí hoàn toàn xứng đáng cho mọi người nỗ lực vươn tới. Để đạt được vị trí này, mỗi cá nhân cần trau dồi kỹ năng, nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm không ngừng nghỉ.
Captain order là gì và có trách nhiệm gì trong tổ chức quản lý của hệ thống nhà hàng – khách sạn là một trong những câu hỏi nhiều người thắc mắc. Với chức vụ giám sát và quản lý trực tiếp một nhóm nhân viên và làm việc dưới sự giám sát của bộ phận Quản lý nhà hàng. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây.
Đối với mỗi chức danh trong hệ thống nhà hàng – khách sạn đều thể hiện riêng biệt để thể hiện vị trí, công việc, trách nhiệm và vai trò của họ. Để hiểu hơn về Captain order là gì, và trách nhiệm của họ trong khách sạn, nhà hàng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.
Captain order luôn đóng vai trò quan trọng trong nhà hàng khách sạn
(Ảnh: Internet)
Captain order là một thuật ngữ quen thuộc dùng để chỉ tổ trưởng phụ trách quản lý một nhóm nhân viên phục vụ. Đồng thời với vị trí này họ còn đảm nhận các công việc kiểm tra dụng cụ, công cụ, set up bàn ăn theo quy định, tiêu chuẩn và trực tiếp phục vụ khách hàng trong tình huống quá đông khách.
Captain order đảm nhận các công việc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ khách hàng, trách nhiệm chính của họ được sắp xếp cụ thể như sau:
Thực hiện các công việc quản lý, giám sát hoạt động trong khu vực mình phụ trách
(Ảnh: Internet)
– Phân công nhiệm vụ cho các nhân viên chuẩn bị sắp xếp dụng vật dụng, chuẩn bị trang thiết bị, công cụ, vệ sinh sạch sẽ, set up bàn tiệc…
– Phối hợp các nhân viên chuẩn bị để hoàn thành công việc tốt nhất.
– Kiểm tra công việc trước khi đón khách.
– Hỗ trợ các bộ phận khác khi cần thiết.
– Giám sát, quản lý và thực hiện công việc hướng dẫn nhân viên thuộc khu vực mình phụ trách.
– Điều phối nhân viên hỗ trợ bộ phận khác khi cần.
– Bố trí công nhân viên phục vụ thực hiện công việc theo quy định.
– Thực hiện công việc kiểm tra máy móc, vật dụng, thiết bị nơi mình phụ trách.
– Theo dõi quá trình sử dụng công dụng trong các ca làm việc.
– Lập phiếu đề nghi xuất kho hay tiến trình nhận hàng tại kho.
– Báo cáo các trường hợp thiếu thừa, hư hỏng, trục trắc và chuyển cho các bộ phận bảo trì sửa chữa.
– Báo cáo công việc hàng ngày cho cấp trên.
– Phân công nhân viên thực hiện các công việc kết thúc ca như vệ sinh, dọn dẹp..
– Kiểm tra các công việc kết thúc ca tại khu vực phụ trách.
– Bàn giao công việc cho các ca tiếp theo.
Đôi khi họ cũng đóng vai trò nhân viên phục vụ khi cần thiết
(Ảnh: Internet)
Qua đó, chúng ta có thể thấy để chinh phục vị trí xuất sắc này đòi hỏi Captain order đòi hỏi bạn cần nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản. Thực hiện vai trò quản lý, giám sát công việc của một bộ phận nhân viên nên bạn cần có kỹ năng quản lý, lãnh đạo và làm việc nhóm tốt.
Tuy yêu cầu của ngành nghề cao như vậy, nhưng ở vị trí này bạn sẽ có được khoản thu nhập hấp dẫn với mức lương hấp dẫn. Hiện nay thu nhập của Captain order trong khoảng từ 8 – 20 triệu đồng/tháng. Hi vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu hơn về thuật ngữ Captain order là gì, trách nhiệm và vai trò của Captain order trong nhà hàng, khách sạn. Chúc bạn luôn thành công!
Với nhiều người việc nhớ các chức danh trong nhà hàng đặc biệt là những chức danh bằng tiếng Anh là điều không hề đơn giản. Vì vậy, hôm nay Firenzewelcomehotels.com sẽ hệ thống lại một số chức danh trong nhà hàng bằng tiếng Anh để các bạn dễ theo dõi và tìm hiểu.
Mỗi nhà hàng đều được vận hành từ rất nhiều người. Mỗi người đảm nhận các công việc khác nhau. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cách quản lý của mỗi nhà hàng mà có những chức danh khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào tính chất công việc mà các nhà hàng cũng có những chức danh được gọi tên giống nhau. Để dễ dàng cho bạn đọc, bài viết chia chức danh theo bộ phận làm việc của nhân viên.
Công việc của Barista hằng ngày là pha chế cà phê (Ảnh: Internet)
Waiter/Waitress/Server : Bồi bàn nam/bồi bàn nữ/nhân viên phục vụ
Banquet staff: Nhân viên tiệc
Bartender: Nhân viên pha chế rượu
Barista: Nhân viên pha chế cà phê
Sommelier: Nhân viên tư vấn rượu vang
F&B/Banquet/Bartender Captain: Tổ trưởng tổ phục vụ/tiệc/pha chế
F&B/Banquet/Bartender Supervisor: Giám sát tổ phục vụ/tiệc/pha chế
F&B/ Banquet/Bar Assistant Manager: Phó giám đốc bộ phận F&B/tiệc/quầy bar
F&B/Restaurant Cashier: Nhân viên thu nhân nhà hàng
Hostess: Lễ tân nhà hàng
Room Service Attendant: Nhân viên phục vụ tại phòng
Food Runner: Nhân viên chạy món
Sous Chef: Bếp phó
Kitchen Serectary: Nhân viên thư ký bếp
Pastry Chef: Đầu bếp bánh
Chef de Partie: Bếp trưởng bộ phận
Commis: Nhân viên phụ bếp
Sterward Staff: Nhân viên tạp vụ
Sterward Supervisor: Giám sát bộ phận tạp vụ
Chef: Bếp trưởng
Cook: Đầu bếp
Assistant Cook: Phụ bếp
Baker: Thợ làm bánh
Chức danh của Bếp trưởng trong tiếng Anh là Chef (Ảnh: Internet)
>> Các chức dang trong bộ phận bếp nhà hàng, khách sạn
Receptionist: Nhân viên lễ tân
Receptionist Supervisor: Giám sát lễ tân
Reservation: Nhân viên đặt phòng
Reservation Supervisor: Giám sát bộ phận đặt phòng
Cashier: Nhân viên thu ngân
Concierge: Nhân viên hỗ trợ khách hàn
Chief Concierge: Trưởng bộ phận hỗ trợ khách hàng
Bell man: Nhân viên hành lý
Door man/Door Girl: Nhân viên đứng cửa
Operator: Nhân viên tổng đài
Lobby Attendant: Nhân viên tiền sảnh
Guest Relation Officer: Nhân viên chăm sóc khách hàng
Guest Relation Supervisor: Giám sát bộ phận chăm sóc khách hàng
Housekeeping Attendant: Nhân viên làm phòng
Floor Supervisor: Giám sát tầng
Laundry Attendant: Nhân viên giặt là
Linen & Uniform: Nhân viên phòng vải/đồng phục
Linen Room Supervisor: Giám sát phòng vải
Gardener/Pest Control: Nhân viên làm vườn/diệt côn trùng
Public Area Attendant: Nhân viên vệ sinh công cộng
Public Area Supervisor: Giám sát vệ sinh khu vực công cộng
Baby Sitter: Nhân viên trông trẻ
Order Taker: Nhân viên điều phối bộ phận Buồng phòng
Locker Attendant: Nhân viên phòng thay đồ
General Accountant: Nhân viên kế toán tổng hợp
Debt Accountant: Nhân viên kế toán công nợ
Auditor: Nhân viên kế toán nội bộ
Cash Keeper: Nhân viên thủ quỹ
Purchaser: Nhân viên thu mua
Receiving Staff: Nhân viên nhận hàng
Store Keeper: Nhân viên giữ kho
Cost Controller: Nhân viên kiểm soát chi phí
IT Man: Nhân viên IT
Rescue Worker/Rescuer: Nhân viên cứu hộ
Fitness Officer: Nhân viên phòng tập
Security: Nhân viên bảo vệ
Nếu bạn cảm thấy bối rối với danh sách một loạt những chức danh trong nhà hàng bằng tiếng Anh. Firenzewelcomehotels.com cung cấp một số mẹo nhỏ để các bạn dễ nhớ hơn những cụm từ này. Với chức danh quản lý hoặc giám sát luôn có manager hoặc supervisor theo sau chẳng hạn: Restaurant manager, F&B supervisor, Sterward Supervisor, Linen Room Supervisor, Guest Relation Supervisor… Còn với chức danh có vai trò trợ lý thì luôn đi kèm assistant phía trước như Assistant Cook, Bar Assistant Manager…
Với việc nắm được những chức danh trong nhà hàng bằng tiếng Anh tạo thuận lợi cho bạn trong những chuyến đi du lịch nước ngoài. Không chỉ vậy, mà nó còn giúp bạn có những kiến thức cơ bản nền tảng để tìm hiểu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này, đặc biệt là đối với những ai muốn theo đuổi những nghề trong nhà hàng.
Marriott hay JW Marriott là tập đoàn khách sạn ra đời tại Mỹ với gần 100 năm lịch sử cùng số lượng khách sạn và resort lên đến hơn 5500 trải rộng khắp các châu lục. Hiện nay, JW Marriott đang chiếm vị trí đỉnh cao của thế giới và là tập đoàn khách sạn thành công bậc nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Tập đoàn khách sạn Marriott có lịch sử gần 100 năm (Ảnh: Internet)
Tập đoàn khách sạn Marriott được thành lập bởi John Willard Marriott vào năm 1927. Một quán bia gốc tại Washington, DC do ông và vợ, Alice Sheets Marriott mở. Đây là bước đệm khởi đầu cho kinh doanh ngành nhà hàng, khách sạn của Marriott.
Công việc làm ăn phát đạt, Marriott lập ra một chuỗi nhà hàng tên là Hot Shoppes vào giai đoạn 1929-1932. Vào năm 1937, nhận thấy nhu cầu ăn uống của các hành khách đi trên các hãng hàng không mới mở, ông đã chộp lấy cơ hội này khi nhanh tay mở một công ty chuyên cung cấp thức ăn trên các chuyến bay. Tiếp đó là các hợp đồng với chính phủ về các quán ăn mở trong quân đội và sau đó là hợp đồng cung cấp thức ăn cho các nhà máy, bao gồm General Motors và Ford đã giúp Marriott phát triển nhanh chóng. Chính tài năng và khả năng nắm bắt cơ hội, việc kinh doanh của Marriott đã phát triển mạnh mẽ.
Năm 1957, khách sạn Marriott đầu tiên được mở ra, đánh dấu sự chuyển mình quan trọng trong lịch sử của công ty. Tiếp tục kế thừa và phát triển sự nghiệp của cha mình, Bill Marriott đã phát triển tầm nhìn chiến lượt mạnh mẽ. Khách sạn đầu tiên, Twin Bridges Marriott mở ra là tại Arlington, Virginia. Khách sạn thứ hai, Key Bridge Marriott ở khu Rosslyn của cùng một thành phố và là khách sạn tổ chức Lễ Kỷ 50 năm thành lập vào năm 2009. Có thể nói, JW Bill Marriott đã đưa công ty đến sự tăng trưởng ngoạn mục trên toàn thế giới trong suốt sự nghiệp của mình.
Trung tâm Thương mại Thế giới Marriott tại Mỹ đã bị phá hủy trong cuộc tấn công ngày 11/9/2001.
Năm 2002, Marriott International đã bắt đầu cơ cấu lại để có thể tập trung vào quyền sở hữu và quản lý khách sạn. Những thay đổi này được hoàn thành vào năm 2003.
Ngày 11/11/2010, Marriott đã thông báo kế hoạch bổ sung hơn 600 khách sạn vào năm 2015. Số lượng lớn các khách sạn bổ sung sẽ ở các thị trường mới nổi: Ấn Độ, nơi dự kiến có 100 khách sạn, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Vào ngày 13/12/2011, Bill Marriott tuyên bố từ chức CEO của công ty, đồng thời đảm nhận vai trò chủ tịch điều hành.
Vào tháng 12/2012, kỷ lục thế giới Guinness công nhận khách sạn 5 sao JW Marriott Marquis Dubai là khách sạn cao nhất thế giới.
Vào ngày 27/1/ 2015, Marriott mua lại chuỗi khách sạn ở Canada Delta Hotels với 40 khách sạn hoạt động.
Năm 2016, Marriott đã chính thức sáp nhập với Starwood, tạo ra công ty khách sạn lớn nhất thế giới với hơn 5700 căn hộ, 1,1 triệu phòng và một danh mục mới trong 30 thương hiệu.
Hiện nay, ¾ số khách sạn của Marriott được đặt ở Mỹ. Việc thâu tóm và sáp nhập Starwood sẽ là bước tiến giúp gã khổng lồ trong lĩnh vực khách sạn mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay đa có vài khách sạn JW Marriott đó là JW Marriott Hà Nội, Renaissance Riverside tại TP.HCM và JW Marriott Phú Quốc.
Khách sạn JW Marriott Hà Nội ( Ảnh: Internet)
JW Marriott Hà Nội là khách sạn 5 sao do Tập đoàn Bitexco đầu tư. Khách sạn toạ lạc trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia với tổng mức đầu tư 250 triệu USD, được thiết kế 9 tầng, với 450 phòng nghỉ và là một trong những khách sạn lớn nhất Hà Nội.
JW Marriott Phú Quốc đang hoạt động tại Phú Quốc với đẳng cấp 5 sao quốc tế. Khách sạn này do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư.
Khách sạn Renaissance Riverside Tp. HCM sang trọng gồm 21 tầng, 349 phòng khách gồm 20 phòng river view suite với tầm nhìn cực đẹp, bao quát ra cảnh sông Sài gòn và thành phố. Khách sạn được thiết kế trang nhã theo phong cách kiến trúc Pháp, tất cả các phòng đều được trang bị tiện lợi, hiện đại.
Ngoài ra ở Hà Nội còn một số khách sạn khác khá nổi tiếng bạn có thể tìm hiểu như, Melia Hà Nội, …
Melia là một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng được nhiều khách hàng đánh giá cao tại Hà Nội tọa lại ngay tại trung tâm của Thủ đô. Không chỉ vậy, Melia Hà Nội cũng luôn nằm trong top các khách sạn có kết quả kinh doanh ấn tượng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về khách sạn Melia qua bài viết dưới đây nhé!
Hầu hết những ai đã từng nghỉ chân tại khách sạn Melia Hà Nội đều khá ấn tượng và hài lòng về cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại mang tầm đẳng cấp quốc tế cùng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình. Hiện nay, khách sạn Melia có tới 306 phòng nghỉ và phòng căn hộ cùng nhiều nhà hàng, quán bar, khu vực phục vụ công tác và giải trí.
Khách sạn Melia Hà Nội. (Ảnh: Internet)
Khách sạn Melia có địa chỉ tại: 44B, Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trang web: melia.com
Điện thoại: (84-24) 39 343 343
Nằm ngay trung tâm thủ đô nên khách sạn Melia chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza và Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long khoảng 650m, cách Nhà hát Lớn Hà Nội khoảng 1,2 km.
Cơ sở vật chất tại Melia đạt chuẩn 5 sao với 306 phòng hạng sang, 68 trong số đó là các phòng căn hộ được bài trí trang nhã và đầy đủ thiết bị, dụng cụ tiện nghi gồm:
• Điều hòa
• Bồn tắm và vòi sen
• Dụng cụ pha cà phê và trà
• Đồng hồ
• Máy sấy tóc
• Dịch vụ điện thoại quốc tế trực tiếp
• Két an toàn
• Tủ lạnh
• Dịch vụ báo và tạp chí
• Internet không dây trong phòng
• Bàn viết
Phòng nghỉ tại khách sạn Melia Hà Nội. (Ảnh: Internet)
Riêng các phòng khiêu vũ, phòng họp có sức chứa từ 70 – 1,200 khách, có thể phục vụ cho các mục đích đa dạng như: tổ chức tiệc, sự kiện, hội họp… Ngoài ra, Melia cũng có 2 phòng họp Executive có sức chứa 8 – 12 người.
Tại Melia, khách hàng có thể dễ dàng sử dụng cách dịch vụ như trong một thành phố thu nhỏ nhờ Trung tâm thương vụ cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ công tác như: Máy vi tính với đường truyền internet băng thông rộng, các dịch vụ thư kí, sao, in, photo, scan và internet không dây… Đồng thời, khách cũng được đỗ xe miễn phí ở đây.
Khách sạn Melia có bể bơi nằm trên tầng 3 của khách sạn nên tách khỏi sự náo nhiệt và ồn ào của thành phố, trong đó có bể bơi nhỏ dành cho trẻ em. Trung tâm thể dục được trang bị hàng loạt những thiết bị thể dục hiện đại với sự hỗ trợ của những chuyên gia. Hai dịch vụ này đều miễn phí cho tất cả khách nghỉ tại khách sạn.
Hồ bơi được phục vị miễn phí tại Melia. Ảnh: Internet
Trung tâm thẩm mĩ Oasis tại khách sạn Melia còn mang tới cho khách hàng một loạt những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, từ việc tạo kiểu tóc, chăm sóc da, mát xa thẩm mĩ tới chăm sóc móng và vẽ móng nghệ thuật… Ngoài ra còn có các cửa tiệm quần áo và trang sức, khu vực bán đồ lưu niệm, hàng thủ công, dệt may…
Khách sạn Melia có 6 kiểu nhà hàng đa dạng gồm:
• Nhà hàng El – Oriental chuyên phục vụ món ăn Việt và chủ yếu là hải sản. Tại nhà hàng thường xuyên có các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
• Khu giải khát ở sảnh – rộng rãi nằm ngay tầng trệt khách sạn, phục vụ các món ăn nhanh, đồ uống với nhạc sống hàng ngày và có các chương trình nhạc sống hàng đêm.
• Khu giải khát Executive – nằm trên tầng 20 của khách sạn chuyên phục vụ bữa sáng, trà chiều, cocktail tối cho khách của các tầng được hưởng dịch vụ Royal, có tầm nhìn đẹp bao quát Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây.
• Bar Latino có khoảng 30 loại Tapas và hơn 70 loại cocktail độc đáo cũng như hàng loạt các loại rượu từ Tây Ban Nha, Chilê, Argentina. Tại đây cũng có các chương trình nhạc Latin hàng đêm.
• Melia Deli phục vụ nhiều loại bánh mì, bánh ngọt, kẹo, kem… tự làm, chính hiệu và hấp dẫn.
Nhà hàng phụ vụ tại khách sạn Melia. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, khách sạn còn có nhiều tiện nghi và dịch vụ khác như:
• Dịch vụ trông trẻ
• Dịch vụ đổi tiền
• Các thiết bị cho người khuyết tật
• Phục vụ phòng 24/24
• Internet tại sảnh/ Trung tâm thương vụ
• Chỗ đỗ xe
• Cửa hàng đồ lưu niệm
• Các dịch vụ Du lịch
Với những thông tin tìm hiểu về khách sạn Melia Hà Nội trên đây, Firenze Welcom Hotels hi vọng đã giúp bạn dễ dàng tham khảo để lựa chọn cho mình một điểm dừng chân và nghỉ ngơi phù hợp tại Hà Nội.
Khách sạn Majestic Sài Gòn là một trong ba khách sạn lâu đời nhất tại Sài Gòn, cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt quản lý. Tính đến năm 2018, khách sạn Majestic đã trải qua 93 năm lịch sử hình thành và phát triển, chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của mảnh đất Sài Gòn. Đây là di tích lịch sử và điểm nghỉ dưỡng được yêu thích hàng đầu tại Sài Gòn của nhiều du khách trong và ngoài nước. hôm nay, hãy cùng Firenze Welcom Hotels tìm hiểu về khách sạn Majestic nhé
Khách sạn Majetic lâu đời và tráng lệ bậc nhất Sài Gòn (Ảnh: Internet)
Trong những khách sạn Sài Gòn cổ kính thì chắc Majestic luôn nằm trong top đầu, Khách sạn Majestic được xây dựng vào năm 1925 tại góc đường Catinat và Quai de Belgique, nay là đường Đồng Khởi và đường Tôn Đức Thắng.
Công trình do người Pháp thiết kế cùng với sự đầu tư của một thương gia Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất Sài Gòn – Gia Định lúc bấy giờ: ông Hui Bon Hoa. Đây cũng là người đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc làm thay đổi diện mạo đất Sài Gòn nửa đầu thế kỷ trước.
Khách sạn Majestic được khánh thành và đi vào hoạt động năm 1925 với 3 tầng lầu, 44 phòng ngủ và là điểm đến yêu thích của giới thượng lưu và quan chức cấp cao Pháp thuộc bấy giờ. Đến nay, trải qua gần 1 thế kỷ tồn tại, Majestic là chứng nhân cho nhiều thăng trầm lịch sử của thành phố và dân tộc.
Năm 1948, Majestic được bàn giao cho ông Franchini Mathieu người Pháp điều hành. Từ đó, khách sạn này trở thành điểm đến lý tưởng của du khách, đặc biệt trong cuộc chiến tranh Việt Nam, giới ký giả nước ngoài, giới tình báo, mật vụ… thường xuyên dừng chân và lui tới.
Đến năm 1965, Majestic được mở rộng và sửa chữa theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và đổi tên thành khách sạn Hoàn Mỹ. Sau khi đất nước thống nhất, khách sạn đổi sang tên mới – khách sạn Cửu Long, nhưng tên giao dịch vẫn là Majestic và trực thuộc sự quản lý của Công ty Du lịch TP. Hồ Chí Minh.
Khách sạn Majestic vào những năm 30 của thế kỷ trước (Ảnh: Internet)
Năm 1994, sau khi bị trúng đạn pháo, Majestic được sửa chữa và trùng tu theo lối kiến trúc châu Âu thời Phục Hưng. Năm 1997, Majestic được Tổng cục Du lịch công nhận là một trong hai khách sạn 4 sao đầu tiên của thành phố. Năm 2007, khách sạn Majestic vinh dự là khách sạn chuẩn 5 sao đầu tiên do người Việt đầu tư, quản lý và điều hành.
Khách sạn từng đón tiếp nhiều tên tuổi quan trọng đến Sài Gòn làm việc như tổng thống Pháp Mitterrand, thái tử Nhật Akishino, thái tử Đan Mạch Henrick, hoàng tử Anh Andrew, công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long…
Hiện khách sạn Majestic có 175 phòng ngủ, gồm 29 phòng thượng hạng, 6 nhà hàng, quầy bar, hồ bơi ngoài trời… Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, thương hiệu khách sạn Majestic Sài Gòn luôn là một trong những địa điểm nghỉ dưỡng hàng đầu khi du khách đặt chân đến thành phố. Nguồn khách đến Majestic ngày một đa dạng từ các bạn trẻ thích khám phá những công trình lịch sử đến các thương nhân cần nơi lưu trú sang trọng hiện đại.
cùng với sự phát triển của thành phố, khách sạn Majestic sẽ được đầu tư mở rộng thành khu phức hợp khách sạn, văn phòng. Tòa nhà Majestic cổ điển sẽ mở rộng thêm 2 khối tháp cao 24 và 27 tầng cùng 4 tầng hầm. Thêm vào đó, khu phức hợp sẽ có diện tích dành cho văn phòng cùng với nhiều tiện ích khác. Khi hoàn tất khu phức hợp Majestic sẽ có tổng cộng 538 phòng, trở thành một trong những khách sạn có quy mô lớn nhất thành phố tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất.
Với lịch sử hình thành và phát triển đi cùng bề dày lịch sử của đất nước, khách sạn Majestic Sài Gòn tự hào là một trong những khách sạn lâu đời và hào nhoáng bậc nhất, là nơi dừng chân hiện đại, tiện nghi hàng đầu nhưng vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cổ kính, sang trọng gắn liền với lịch sử.
Những năm gần đây, ngành Khách sạn có tốc độ phát triển nhanh chóng do tác động từ sự tăng trưởng của Kinh tế, Du lịch. Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh khách sạn là một ngành mới. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành này đã xuất hiện từ rất lâu. Bài viết sẽ khái quát lại lịch sử hình thành ngành Khách sạn tại Việt Nam để bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Trên thế giới, lịch sử ghi nhận ngành Khách sạn đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVI TCN – khi hoạt động thương mại, du lịch phát triển và nhu cầu ăn, giải trí của con người, đặc biệt là giới thương nhân ngày càng cao. Ở giai đoạn đầu mới xuất hiện, các dịch vụ này vẫn còn ở mức sơ khai và thiếu chuyên nghiệp. Dần dần, theo thời gian, ngành Khách sạn mới hoàn thiện hơn. Năm 1790, cuộc cách mạng công nghiệp Anh nổ ra đã mở ra nhiều thay đổi mới cho ngành Khách sạn.
Continental là khách sạn đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1880 tại Sài Gòn. Tiếp đến, năm 1925 – khách sạn Majestic được hình thành, năm 1930 là khách sạn Grand. Những khách sạn tại Sài Gòn được xây dựng trong giai đoạn này chủ yếu là để phục vụ nhu cầu ăn ở – giải trí của bộ phận quan chức, chưa quảng bá rộng rãi để đón khách nước ngoài.
Continental là khách sạn đầu tiên được xây dựng tại Sài Gòn – Ảnh: Internet
Tại Hà Nội, năm 1901 chứng kiến sự ra đời của khách sạn 5 sao đầu tiên – khách sạn Sofitel Metropole được xây dựng bởi 2 nhà đầu tư người Pháp. Mãi đến năm 2012, người ta mới phát hiện khách sạn này có 1 hầm tránh bom.
Sofitel Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên tại Hà Nội – Ảnh: Internet
Thời kỳ 1930 – 1945, du lịch nội địa Việt bắt đầu phát triển. Một số nhà nghỉ, khách sạn nhỏ được xây dựng ở các trọng điểm du lịch như Hạ Long, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên… Trong khi đó, tại Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt… một số trung tâm nghỉ dưỡng bắt đầu mọc lên. Đối tượng khách hàng chính của ngành Khách sạn giai đoạn này tầng lớp thượng lưu và một phần thiểu số tầng lớp trung lưu.
Do ảnh hưởng của chiến tranh thời gian sau đó, du lịch Việt Nam bị đình trệ. Tại Sài Gòn, nhu cầu lưu trú của phóng viên nước ngoài đến nước ta làm phóng sự và quân đội Mỹ tăng cao đã dẫn đến sự ra đời của các khách sạn: Đồng Khánh, Bát Đạt, Rex, Palace, Caravelle…
Khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, chính sách mở cửa nền kinh tế đã thu hút các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Hàng loạt khách sạn lớn được xây dựng: Saigon Prince, Sheraton, Renaissance Riverside… với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, cách quản lý và phục vụ rất chuyên nghiệp. đáp ứng được nhu cầu lưu trú của đa số khách nước ngoài.
Đặc biệt từ năm 2003, khi Việt Nam chế ngự thành công đại dịch SARS cộng hưởng cùng các yếu tố khác như tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tình hình chính trị – xã hội ổn định đã đưa Việt Nam trở thành điểm du lịch được du khách quốc tế đánh giá cao và lựa chọn nhiều. Nước ta cũng được du khách quốc tế đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới.
Từ năm 2003 trở đi, ngành khách sạn Việt Nam
bắt đầu có những thay đổi vượt bậc – (Ảnh: Internet)
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hệ thống cơ sở lưu trú của nước ta đã có bước đột phá mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển. Năm 1998, cả nước chỉ mới có 2.510 cơ sở lưu trú nhưng đến hết năm 2017, con số này đã lên đến 25.000 cơ sở với hơn 500.000 buồng, trong đó có 116 khách sạn, resort đạt chuẩn 5 sao. Đặc biệt, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đã 4 lần liên tiếp được vinh danh là “Khu nghĩ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới” tại lễ trao giải World Travel Awards – giải thưởng được ví như “Oscar ngành du lịch”.
Với những bước tiến mạnh mẽ như vậy, ngành Khách sạn đang là một ngành đầy tiềm năng hiện nay. Sự tăng trưởng không ngừng của kinh tế, du lịch sẽ là “đòn bẩy” để tiếp tục đưa ngành Khách sạn phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian đến.